Để chống biến đổi khí hậu thì các quốc gia trên thế giới đang bỏ dần nhiệt điện than, và Trung Quốc cũng tuyên bố không xây thêm nhà máy điện than.
Nhưng điều đáng nói là sau tuyên bố này thì rộ lên làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia riêng Việt Nam số tiền đầu tư gần 6 tỷ USD. Trước cơn sóng đầu tư khổng lồ này thì liệu nên mừng hay lo???
Trước đó, để nhằm cắt giảm khí thải carbon và cải thiện chất lượng không khí TQ quyết định ngưng 85 dự án điện than khắp 13 tỉnh trong cả nước. Riêng Bắc Kinh đã đóng cửa tất cả nhà máy nhiệt điện than trong thành phố này. Mới đây, ông Tập Cận Bình lại tuyên bố trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, Trung Quốc sẽ không xây dựng thêm các nhà máy điện than mới ở nước ngoài nhằm cắt giảm lượng khí thải trên toàn cầu.
Ông Tập cũng nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc phát triển năng lượng xanh và carbon thấp, đồng thời sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài”.
Trước tuyên bố của ông Tập, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Tài nguyên Thiên nhiên Manish Bapna ca ngợi cam kết của Trung Quốc: “Đây là một bước tiến lớn Điều này mở ra cánh cửa cho tham vọng khí hậu mạnh mẽ hơn từ Trung Quốc và các quốc gia quan trọng khác, trong và ngoài nước”.
Tuy nhiên, sau cam kết sẽ từ bỏ các dự án nhiệt điện than và hỗ trợ các nước phát triển năng lượng xanh của ông Tập Cận Bình thì rộ lên làn sóng đầu tư nhiệt than của TQ vào nhiều quốc gia riêng Việt Nam tổng vốn đầu tư lên tới hơn 5,6 tỷ USD.
Đồ hoạ của Statita sử dụng dữ liệu Global Energy Monitor cho thấy, Trung Quốc đặc biệt tích cực đầu tư ở Indonesia, nơi đã tài trợ các dự án điện than trị giá 15.671 triệu USD, tương đương với tổng công suất nhà máy 9.724 megawatt. Các quốc gia tiếp theo gồm Bangladesh (9.603 triệu USD), Pakistan (7.371 triệu USD), Việt Nam (5.627 triệu USD), Nam Phi (4.000 triệu USD).
Khi mà các quốc gia trên thế giới từ bỏ điện than, TQ cũng từ bỏ hướng đến nguồn năng lượng sạch, thì quốc gia này lại mang vốn đi đầu tư nhiệt than vào các nước khác và đặt biệt là Việt Nam số tiền đầu tư gần 6 tỷ USD điều này nên mừng hay lo???
Như ta đã biết, điện than gây ô nhiễm môi trường rất kinh hoàng. Bởi than là nguồn nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất và ô nhiễm nhất. Khi đốt than để sản xuất điện, nhiều loại khí độc, kim loại nặng sẽ thoát ra, gây ô nhiễm cho nguồn nước và đất nông nghiệp ở xung quanh các nhà máy nhiệt điện than, đồng thời gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo ra những cơn mưa axít.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phơi nhiễm các vi hạt sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh tim, bệnh đường hô hấp và ung thư phổi. Một nghiên cứu được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng xỉ tro (thải ra từ các nhà máy nhiệt điện than) được chôn dưới lòng đất, đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Mối nguy hại của nhiệt than là rất lớn, nhưng hiện tại Việt Nam chưa thể “đoạn tuyệt” nhiệt điện than, thậm chí cần xây thêm để đảm bảo năng lượng phát triển kinh tế-xã hội. Theo quy hoạch, đến năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137.200 MW, trong đó nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 27%. Năm 2045, tổng công suất đặt của nguồn điện đạt 276.700 MW, trong đó nhiệt điện than chiếm 18%…Nhìn vào thực tế tình hình cung cấp điện hiện nay thì rõ ràng điện than vẫn là nguồn năng lượng rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia.
Hiên nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai trong số ba quốc gia vẫn còn đầu tư cho nhiệt điện than ở Việt Nam đã chính thức tuyên bố dừng cấp vốn cho các dự án điện than mới. Như vậy, áp lực cấp vốn sẽ đặt lên vai các ngân hàng trong nước. Trước tình trạng này, phía TQ đầu tư vào điện than là điều đáng mừng. Thế nhưng ngoài tín hiệu lạc quan cho nên kinh tế thì cũng có thêm phần lo lắng bất an.
Lo lắng là các nhà đầu tư TQ đầu tư vào Việt Nam sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lo lắng các nhà đầu tư sẽ mang công nghệ lạc hậu của nước họ vào VN. Và bao nhiêu nổi lo khi mà trước đó các nhà đầu tư TQ đã làm mất điểm với Việt Nam.
Vì vậy để nhân dân an tâm hơn, trước khi đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ này của TQ, VN nên có những quy định chặt chẽ nhằm buộc các nhà đầu tư TQ tuân thủ và nếu vi phạm thì phải thẳng tay đuổi cổ về nước. Nhưng trước mắt là buộc họ phải cam kết tuân thủ 100% là không gây ô nhiễm môi trường, không sử dụng công nghệ lạc hậu của TQ, phải sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại. Nên nhớ chúng ta không bao giờ đánh đổi môi trường để đổi lấy kinh tế.
Theo tin tức